Thấu hiểu địch thủ (Phần 1)

Mình đọc về Kendo thì lại càng thấy hay và xin quote bài này lên đây cho các mẹ đọc chơi.

Link Gốc: http://www.kendo.vn/?p=1083

Chiba Sensei nổi tiếng toàn Nhật Bản với tư cách là một bậc thầy sử dụng jodan. Ông đã từng vô địch giải Kendo toàn Nhật Bản 3 lần, và về nhì 2 lần, ngoài ra cũng có nhiều thứ hạng cao trong các danh hiệu uy tín khác. Thầy cũng từng là Shihan danh dự của trụ sở cảnh sát Thủ đô Tokyo và của trường đại học Hitotsubashi (một mất mát to lớn cho cộng động kendo thế giới là Chiba Sensei đã mất vào ngày 28/9/2016.)

Phần 1
Việc tự tin sử dụng kendo của riêng bạn trong shiai là rất quan trọng. Để làm được điều này, bạn cần khả năng xử lý tình huống. Có nghĩa là bạn phải biết cách đương đầu với nhiều kiểu đối thủ mà bạn có thể phải chạm trán. Đối thủ của bạn có thể là người nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có bộ pháp tốt hoặc chuyên đánh kote… Bạn sẽ chẳng bao giờ biết chắc được mình sẽ chuẩn bị đối đầu với ai nên việc chuẩn bị kiến thức để đương đầu với nhiều kiểu kendo một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Người ta quan niệm rằng mỗi cá thể tồn tại một khí chất riêng, và tương tự có bao nhiêu người luyện tập kendo thì sẽ có từng đó phong cách kendo tồn tại. Bất kể là đối thủ của bạn dùng kendo theo phong cách nào đi nữa thì trách nhiệm của bạn cũng là phải đương đầu xử lý với tình huống đó. Khi tôi còn đi học, thầy giáo đã nói với tôi thế này trong một buổi đi sang trường khác: “Em sẽ không bao giờ biết khi nào hoặc người nào em sẽ phải đối mặt trong tương lai đâu, vì vậy hãy chú ý quan sát thói quen của mọi đối thủ tiềm năng của em.” Đây là một lời khuyên vô cùng khôn ngoan mà tôi vẫn tâm niệm đến tận bây giờ. Nói cách khác, đừng bao giờ coi nhẹ cơ hội được keiko với người khác. Bạn có thể học được rất nhiều điều cũng như những xu hướng đặc biệt của họ. Lời chỉ dẫn này giúp tôi rất nhiều khi còn học trung học và cả khi tôi bắt đầu luyện tập kendo ở Keishicho (Sở cảnh sát Thủ đô Tokyo).

Mitori-geiko (xem người khác luyện tập) cũng là một cách tốt để xác định xu hướng của những kendoka khác. Hãy mường tượng ra cách thức mà bạn sẽ dùng để đối đầu với họ. Quan sát lúc họ keiko thật kỹ và lập ra các chiến lược để có thể đánh bại điểm mạnh cũng như tận dụng điểm yếu của họ. Cách này cũng giúp tôi hiểu rõ kendo của mình hơn.
Như tôi đã đề cập đến, có bao nhiêu người tập kendo thì có bấy nhiêu kiểu kendo. Tuy nhiên, tôi tin rằng vẫn có thể chia họ vào các nhóm dựa theo chuyển động đặc trưng và cách thức thi đấu. Để đánh bại một người, thì việc phân họ vào một nhóm cụ thể và có chiến lược ngay từ giây phút đầu tiên là rất hiệu quả. Nhưng cũng nên nhớ rằng đối thủ của bạn cũng có thể có cùng suy nghĩ đó và bạn cần luôn luôn ở trong trạng thái cảnh giác với những tình huống bất ngờ. Bạn sẽ chỉ có thể phát triển kỹ năng này bằng cách tập luyện thật chăm chỉ và tập trung vào những yếu tố căn bản. Vào những thời khắc quan trọng, kết quả của ván đấu thường dựa vào khối lượng keiko mà mỗi người tham gia thi đấu đã thực hiện. Keiko chính là yếu tố quyết định trong mỗi cuộc thi, và không bao giờ được bỏ qua khi tính toán xây dựng chiến lược.

kendonippon386b

Khi bắt đầu chạm trán với một đối thủ, đầu tiên thì tôi thường giữ khoảng cách xa hơn bình thường một chút; giữ ở khoảng cách mà đòn tấn công của đối thủ sẽ không với tới nhưng vẫn đủ cho tôi tạo ra áp lực bằng cơ thể và kensen, để luôn duy trì trạng thái đe dọa với đòn chém hoặc đâm. Nó hơi xa hơn một chút so với issoku-itto-no-maai. Nếu đối thủ của tôi phản ứng lại với đòn nhử bằng cùng một phản xạ 2 lần liên tiếp, thì tôi có thể chắc chắn xác định được anh ta thuộc vào nhóm nào. Không có lần thứ 3. Nếu để đến lần thứ 3 thì đối thủ sẽ nhận ra là mình đang bị thăm dò và trở nên thận trọng hơn. Lần thứ 3 là lần mà ta phải tấn công. Sẽ có những dịp mà bạn có thể biết ngay được ở lần thử đầu tiên, vì vậy có thể ngay lập tức tấn công vào lần thứ 2.

Trong thi đấu kendo, giữ được đầu óc minh mẫn và tin vào linh cảm của mình là vô cùng quan trọng. Việc giữ được cả thể chất và tinh thần ở trạng thái tốt nhất cũng là cần thiết. Vào những ngày tôi còn thi đấu, tôi sẽ để ý đến bữa ăn của mình trong vòng một tháng trước ngày thi đấu những giải quan trọng như giải đấu toàn ngành cảnh sát và giải đấu toàn Nhật Bản. Tất nhiên là tôi cũng không uống rượu bia trước ngày thi đấu. Sự khắt khe với bản thân như vậy là cần thiết nếu như bạn thực sự muốn con đường kendo của mình tiến bộ. Tôi đã luôn muốn chắc chắn rằng tôi đã cố gắng hết sức và ở trong điều kiện tốt nhất vào mỗi dịp thi đấu. Tôi cũng tự hứa với bản thân là sẽ tự thưởng mình bằng đồ ăn ngon và bia sau khi thi đấu xong nữa. Bằng cách đó, tôi có thể tập trung để giải quyết những việc quan trọng.

Nếu việc luyện tập không tiến triển tốt, tôi sẽ không ngụy biện rằng mình “không có phong độ tốt”. Có những mục tiêu cần đạt được và không hề có chỗ cho việc tự mãn hay ngụy biện.
Trong ngày thi đấu, tôi luôn đội men nhanh hơn đối thủ của mình. Ngày xưa, giải Kendo toàn Nhật Bản được tổ chức trên một khán đài cao. Chúng tôi sẽ cúi chào nhau trên khán đài đó sau đó đội men. Tôi sẽ đội thật nhanh chóng, sau đó ngồi và quan sát từng cử chỉ của đối thủ khi anh ta đang đội men vào. Bạn càng ở thứ bậc cao, thì khán giả càng dễ quan sát bạn. Khi những đối thủ của tôi nhận ra họ chậm hơn, và tất cả mọi người đang nhìn chằm chằm vào họ, họ sẽ không thể tránh khỏi cảm giác bối rối, và ngược lại, tôi sẽ càng trở nên tự tin. Những điều này có vẻ là những chi tiết tầm thường, nhưng thực ra chúng là những chi tiết quan trọng.

Chibasensei-800x533.jpg

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.