#384 “Vì sao Tết bây giờ không vui như trước nữa?

“Vì sao Tết bây giờ không vui như trước nữa?
Bởi vì hồi nhỏ, khi còn một tuần nữa mới đến Tết bố mẹ đã dẫn bạn đi mua quần áo mới, nói với bạn Tết đến mới được mang ra mặc. Còn bây giờ thì suốt ngày mua hàng online, suốt ngày nhận bưu phẩm, Tết thì cũng chỉ là đặt nhiều hơn vài đơn hàng mà thôi.
Hồi trước mỗi lần Tết đến, bố lại nắm tay dẫn bạn đi chúc Tết họ hàng nội ngoại, anh em bạn bè, đi đến đâu bạn nhận được lì xì đầy túi đến đấy. Còn bây giờ, bạn chẳng còn nhỏ nữa, lì xì cũng vì thế mà ít dần đi.
Hồi trước bạn là cục vàng cục bạn của ông bà nội ngoại, Tết đến là bao bánh kẹo ngon đều là của bạn, lì xì cũng dày nữa. Còn bây giờ không biết bạn đã tụt xuống vị trí nào rồi, bên cạnh bạn lại còn xuất hiện thêm một lũ nhóc nghịch như quỷ để bạn trông nom.
Hồi trước đêm Giao thừa háo hức đi xem pháo hoa, đón năm mới đến rạng sáng mới về. Còn bây giờ bạn đón Giao thừa bên bàn phím máy tính.
Hồi trước háo hức đến Tết vì được ăn bánh chưng, được gói bánh, trông bánh. Giờ thì ngày nào cũng có thể ăn bánh chưng nhưng mùi vị không còn ngon như trước nữa rồi.
Hồi trước đêm Giao thừa dù có buồn ngủ đến mấy cũng cố thức dậy để nhận lì xì. Còn bây giờ đến giờ vẫn chưa đi ngủ được, không phải vì Tết đã không còn mùi vị Tết, mà là tuổi của bạn đã không còn thích hợp làm người vui vẻ nhất mỗi khi Tết đến xuân về nữa rồi.”

{Nhím Jung dịch
Digital Art by Khanh Tran}

Mình quẩy đoạn quote trên từ Blogs của Cô Linh Veo ở cty, một người đa cảm, viết blog review du lịch rất có tâm. Tự dưng đọc post xong mình muốn đi Đà Lạt dã man :))
Hôm nay thơ thẩn đọc note của anh chị em thì lại đọc được bài này.
Tuy nhiên mình cá nhân vốn dĩ ko thích tết lắm, thích đi làm hơn nhưng mà mình vẫn thấy Tết bây giờ với cá nhân mình cũng rất vui.
Một là: mua quần áo, :)) nhà mình hồi trước nghèo vcl, nên chuyện mong bố mẹ mua quần áo mới thì thôi đừng bàn, nhưng cô Yến từ hồi chưa lấy chồng đến khi lấy đều cố gắng lo cho các cháu bộ quần áo mới, niềm an ủi, mong chờ lớn lao nhưng đồ mua cho thường sẽ mang tinh thần của con nhà nghèo là ăn chắc mặc bền nên sẽ giống như kiểu bộ tủ để mặc mấy ngày tết rồi đi chơi đâu đấy thì mới mặc còn bình thường thì vẫn có gì mặc đấy hoi.
Còn bây giờ đi làm, có tiền, ko lo ăn mặc, ngày nào cũng mặc đẹp, Tết thì lại lôi toàn đồ mặc ở nhà ra mặc diễu đi khắp nơi :)) nhưng có cớ để mua đồ cũng có phần đúng.

Hai là: Chuyện mừng tuổi, cả tuổi thơ của mình năm kỉ lục là được khoảng 220k tiền mừng tuổi, và tất nhiên bọn mình chỉ đếm cho vui còn sau đấy đều auto nộp lại và không bao giờ được như anh chị em là kiểu bố mẹ saving cho rồi cho thêm mấy củ để mua cái này cái kia :)) (nghe to tát vcl) thì nhà mình đơn thuần nộp lại để mua thức ăn, có cơm ăn là tốt rồi, không nên có ý kiến gì, nhưng thỉnh thoảng bọn mình vẫn xà xẻo tí để mua hộp pháo diêm quẹt đáp nhau hoặc cho vào bếp lò cho nó nổ bung viên than ra :)))
Còn bây giờ mình lại cầm tập 100k đi mừng tuổi các cháu con của anh chị em chú dì bạn bè :)) cảm xúc đếm tiền mới, ngửi mùi tiền mới vẫn vẹn nguyên cho dù nó là của ai.
PS: hồi trước mỗi lần mình khó ngủ là lôi hộp tiền xu ra đếm, đếm đếm xong dễ ngủ hẳn đấy.

Ba là: Thứ hạng con cháu ở gia đình chưa bao giờ thay đổi, mình và hai thằng em trai luôn biết thân phận ở gia đình lớn là kiểu loại cháu loại hai :)) nên thỉnh thoảng có kèo được kêu lên dọn nhà với lau bàn thò trong lúc các cháu loại 1 được bao thầu đi Hạ Long với Tuần Châu du lịch là chuyện bình thường ( đấy là lý do vì sao mình chưa bao giờ được đi Hạ Long)
Hiện tại là 2018 thì thứ hạng xếp loại vẫn không có gì thay đổi chỉ có điều mặt dày và tự chủ hơn nên ranking ko còn ảnh hưởng nhiều lắm thôi.

Bốn là: Xem pháo hoa, nhà mình vốn dĩ ko có lệ cho con cái lượn lờ đi chơi đêm 30 rồi xem pháo hoa rồi về. Nên mình quen ở nhà, chẳng đi đâu, nhà lại ở giữa thành phố nên pháo hoa xem ở trước-sau nhà (2 điểm bắn) đều có thể nhìn thấy từ sân thượng. Bây giờ thì ông già dễ tính, thằng bánh bao được đi chơi tối 30 với bạn ,chỉ cần về trước 12h để tránh xông nhà. Âu cũng là điều nới lỏng và dễ thở hơn bao nhiêu.

Năm là: đồ ăn Tết, mình có niềm vui bất tận với đồ ăn, nấu ăn và nhìn những món ăn ngon. Dù bây giờ béo và nhiều thứ chẳng dám ăn nhưng ngồi hóng mẹ nấu cơm rồi phụ soạn cơm cúng cũng thấy vui- dao ở nhà hơi lởm, cần phải xác nhận thế.
Còn tuổi thơ của mình lớn lên và quen với việc tính toán và thắt chặt chi tiêu mỗi khi tết về vì cái gì cũng đắt lên rồi những thứ cần mua lại nhiều, còn những cái Tết ngồi sau con xe đạp lọc cọc của mẹ đi trả nợ cho người ta những ngày giáp tết xong về bố mẹ nhìn nhau chẳng nói gì.
Hồi nhỏ thích uống nước ngọt lắm, nhưng có những cái tết chiều muộn 30 nhà chẳng có lon nước ngọt nào rồi mẹ đi mua về một xách 6 lon- 3 lon bày lên ban thờ- 3 lon mình với thằng Màu Bột chia nhau uống 3 bữa từ 30 tới mùng 2 mỗi tối. Mẹ bảo cả tết đấy cả nhà 4 người (chưa có thằng Bánh bao) chỉ ăn hết 200k :))
Bây giờ thì mình có mọi lý do để phàn nàn về việc tủ lạnh to vcllll ra mà ko có 1 cmn nào trống để làm viên đá lạnh uống, ông già thì cứ đề cập chuyện mua cái tủ đông thêm làm gì ko biết.

Tết ngày xưa vui, vui theo cái kiểu không khí của quá khứ, của kỉ niệm, của mọi thứ thèm thuồng nên nhớ lâu, của tuổi thơ qua rồi nên anh chị em cứ khoái hoài niệm lại. Chứ mình chả muốn sống lại ngày nào qua những quãng đói khổ suốt ngày ăn cơm nguội với nước mắm xong mẹ con ngồi khóc với nhau đấy.
Tết bây giờ cũng vui, nếu tiền bạc ko phải mối bận tâm thì niềm vui đến từ bữa cơm gia đình tối 30, có đầy đủ tất cả mọi người, bỏ qua mọi thứ hiềm khích, bất đồng để ngồi lại với nhau ăn một bữa cơm gia đình, để thấy là dù có đi đến đâu thì cũng có một nơi là nhà, một nơi có bố mẹ, và anh em dù có vác dao chém nhau cũng cố quay đằng sống dao để chém (quote lời bà nội) và thứ cảm giác đấy thì nếu ko có Tết thì bao nhiêu tiền mới mua được. :d
Sao các bạn lại thấy không vui nhỉ ?

Ảnh chụp Màn hình 2018-02-19 lúc 23.12.07.png

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.