#337 Ánh Sáng Vô Hình

# #337 Ánh Sáng Vô Hình
Mình dành nửa buổi chiều ngày chủ nhật không kịp về nhà để đọc hết cuốn “Ánh Sáng Vô Hình” mòn mỏi đã lâu.
Tất cả còn lại là sự mênh mông của những gì còn lại. Như mọi khi mình lại ngồi type chương cuối của cuốn nào mình thấy thích :))
Mình cứ hóng xem có bạn nào thân thiết cưới đi để còn mặc suit đệp đi đám cưới mà có vẻ năm nay mất mùa chả thấy có ai mời :))) Hoặc chỉ có chuẩn bị mời đầy tháng các cháu thôi.
>>>
Phần 13: Năm 2014
Bà sống để thấy một thế kỷ trôi qua. Bà vẫn còn sống.
Đó là một sáng thứ 7 đầu tháng 3, Michel, cháu ngoại của bà, dắt bà ra khỏi căn hộ và đi cùng bà qua vườn bách thảo Paris. Sương giá thoảng qua trong không khí, Marie-Laure lê bước với đầu cây ba-toong ở phía trước, mái tóc mỏng thổi qua một bên , sương giá trên những vòm cây trụi lá trên đầu bị cuốn đi khiến bà liên tưởng đến đàn Physalia physalis trôi dạt, kéo lê những cái tua dài của chúng ở phía sau.
Trên mặt các vũng nước nhỏ trên con đường rải sỏi đã có một lớp băng mỏng. Cứ mỗi khi cây ba toong của bà dog thấy có một vũng nước, bà dừng lại, cúi người và cố nhấc lớp băng mỏng đó lên mà không làm vỡ chúng. Như thể đưa một thấu kính lên mắt. Rồi bà cẩn thận đặt nó xuống.
Cậu bé rất kiên nhẫn, chỉ đỡ khuỷu tay bà khi bà thấy cần.
Họ hướng đến mê cung hàng rào ở góc tây bắc của vườn cây. Con dường họ đi bắt đầu dốc lên. Lại trèo lên. Khi hai bà cháu lên đến chỗ lầu vọng lâu bằng thép cũ trên đỉnh, cậu dẫn bà đến chỗ cái ghế dài hẹp trong vọng lâu và ngồi xuống.
Không có ai khác ở đó: vì quá lạnh hoặc quá sớm hoặc cả hai. Bà lắng nghe tiếng gió thổi qua những đồ trang trí trên đỉnh vọng lâu, các bức tường của mê cung vững chắc bao bọc xung quanh, Paris đang thầm thì bên dưới, tiếng rì rầm uể oải của buổi sáng thứ 7.
“Thứ bảy tuần tới là cháu được 12 tuổi phải không,Michel?”
“Cuối cùng cũng đến rồi ạ”
“Cháu vội đến 12 tuổi làm gì”
“Mẹ nói cháu có thể lái xe Moped khi nào cháu được 12 tuổi”
“À, Marie Laure bật cười. Xe Moped”
Bên dưới ngón tay bà, sương giá tạo thành hàng triệu vương miện lấp lánh bé xíu trên thành ghế, một mạng lưới phức tạp không kể xiết.
Michel ngồi sát vào bà và trở nên yên lặng. Chỉ có hai tay là cử động. Tiếng lách tách khẽ vang lên, mấy cái phím bị ấn.
“Cháu đang chơi gì đấy?”
“Trò warlords ạ”
“Cháu chiến đấu với máy tính của cháu à”
“Cháu chiến đấu với Jacques ạ”
“Jacques ở đâu?”
Đứa trẻ vẫn tập trung vào trò chơi. Jacques ở đâu không quan trọng”Jacques bên trong trò chơi. Bà ngồi, cây ba toong cong cong chống trên lớp sỏi, cậu bé bấm liên hồi các nút bấm. Sau một lúc nó la lên, “Á” và trò chơi vang lên vài tiếng líu lo.
“Cháu ổn chứ”
“Anh ta giết cháu rồi”. Giọng Michel trấn tĩnh lại, cậu bé lại ngước lên. “Ý cháu là Jacquest. Cháu chết rồi”.
“Trong trò chơi à”
“vâng. Nhưng lúc nào cháu cũng có thể chơi lại”.
Bên dưới, gió thổi bay sương giá đang bám trên cây xuống. Bà tập trung cảm nhận ánh mặt trời chiếu lên mu bàn tay. Hơi ấm của cháu ngoại ngồi bên cạnh.
“Bà ơi. Bà từng có muốn thứ gì vào sinh nhật mười hai tuổi không?”.
“Có chứ. Một cuốn sách của Jules Vener”.
“Cuốn sách mà mẹ đọc cho cháu nghe ạ? Bà cũng đọc nó ư?”
“Bà cũng đọc theo cách nào đó”
“Có rất hiều tên các loài cá khó nhớ trong cuốn sách đó”
Bà bật cười. “Cả san hô và động vật thân mềm nữa”.
“Nhất là động vật thân mềm. Buổi sáng hôm nay trời thật đẹp, phải không bà?”.
“Rất đẹp”.
Mọi người đi bộ trên những lối đi trong vườn cây bên dưới, gió hát những bài ca vui tươi bên bờ giậu, những cây tuyết tùng cổ thị to ngay lối vào mê cung kêu cọt cẹt. Marie Laure hình dung những làn sóng điện từ đến và đi khỏi máy trò chơi của Michel, lòng vòng xung quanh họ, nhưng ông Entienne đã từng mô tả, ngoại trừ giờ đây chúng chồng chéo trong không khí gấp hàng nghìn lần lúc ông còn sống- có khi cả triệu lần. Những dòng tin nhắn, những cuộc điện thoại, những chương trình truyền hình, email, mạng lưới dây dẫn và sợi quang rộng lớn, chằng chịt tín hiệu trong dường hầm tầu điện ngầm, giữa những cần ăng ten trên nóc các toà nhà, từ các cột đèn với những trạm phát tín hiệu di động bên trong, các biển quảng cáo cho Carrefour, nước khoáng Evian và bánh quy Pop-tarts, truyền đi trong không gian rồi quay trở lại trái đất, thành những câu như: Tôi sẽ đến trễ, có lẽ chúng ta nên đặt chỗ trước chăng?, hãy chọn bơ, anh ta nói gì, và mười nghìn câu Em yêu anh, thư thù ghét , thư nhắc về các cuộc hẹn, thông tin cập nhật về thị trường, quảng cáo đồ trang sức, quảng cáo cafe, quảng cáo đồ gia dụng, vô hình bay qua các ngõ ngách của Paris, bay qua chiến trường và các nấm mồ, bay qua Ardennes, bay qua sông Rhine, Bay qua Bỉ và Đan Mạch, bay qua những vùng đất bị tàn phá và không ngừng thay da đổi thịt từng ngày mà chúng ta gọi là quốc gia. Và thật khó mà tin rằng những linh hồn cũng có thể chu du qua những con đường đó đúng không? Rằng cha bà, ông Etinene, Bà Manec và chàng thanh niên Đức tên Werner Plennig có thể làm nhiễu bầu trời thành từng đàn, như những con diệc bạch, nhạn biển, chim sáo đá?
Rằng những linh hồn đó có thể bay lượn, âm thanh nhỏ dần nhưng cũng có thể nghe thấy được nếu bạn lắng nghe đủ chăm chú? Họ bay dập dờn phía trên ống khói, lướt trên vỉa hè, luồn qua áo khoác, áo sơmi, xương ức, phỏi, xuyên qua phía bên kia, không khí trong thư viện, mỗi cái đĩa từng được ghi âm, mỗi câu được nói, mỗi từ được phát ra vẫn dội lại trong làn sóng điện từ ấy.
Bà nghĩ, mỗi giờ ký ức về ai đó trong chiến tranh lại mờ nhạt dần trên thế giới.
Chúng ta lại sống lại trên những thảm cỏ, trong những đoá hoa. Trong những bài ca.
Michel đỡ cánh tay bà, hai bà cháu đi xuống lối đi, qua cánh cổng trên đường Cuvier. Bà đi qua một nắp cống, hai nắp cống, ba, bốn, năm và khi họ đến toà nhà bà ở, bà nói, “Cháu cứ để bà ở đây, Michel. Cháu có thể tự đi về nhà được không?”.
“Dĩ nhiên là được ạ”
“Vậy thì hẹn gặp cháu tuần sau”
Cậu hôn lên hai má bà.”Hẹn gặp bà tuần sau”.
Bà lăgs nghe cho đến khi tiếng bước chân của cậu bé xa dần. Cho đến khi tât cả những gì bà có thể nghe thấy là tiếng những toà tàu rền rĩ, tiếng tàu hoả xình xịch, tiếng bước chân hối hả trong tiết trời giá lạnh.
Hết.

000004(1).JPG

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.